Căn bếp là nơi nấu ăn hàng ngày, cung cấp năng lượng cho con người. Theo phong thuỷ, bếp chủ quản về sức khoẻ, của cải, vị trí lành dữ của...
Căn bếp là nơi nấu ăn hàng ngày, cung cấp năng lượng cho con người. Theo phong thuỷ, bếp chủ quản về sức khoẻ, của cải, vị trí lành dữ của bếp có thể ảnh hưởng đến vận mệnh hưng suy của mỗi gia đình, đặc biệt là người vợ.
Vì thế, khi thiết kế bếp, cần theo nguyên tắc “nhất vị, nhị hướng”, “toạ hung, hướng cát”, tức là đặt bếp ở vị trí (cung) xấu, hướng về cung tốt. Ý nghĩa là đốt khí xấu, đón khí tốt (có ý kiến cho rằng, toạ ở đây không phải là vị trí, mà là hướng lưng bếp).
Nếu nhà có phòng bếp riêng thì phòng bếp đặt ở cung tốt so với tổng thể ngôi nhà, còn bếp đặt tại cung xấu trong phòng bếp. Phòng bếp thường được xem cho người chồng (chủ nhà), còn bếp được xem cho người vợ (vì bếp đại diện cho người vợ - người nấu ăn chính).
Những người thuộc Tây tứ mệnh (Càn, Khôn, Cấn, Đoài) nên đặt bếp tại cung Khảm (phương Bắc), Ly (Nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam); mặt bếp hướng về Càn (Tây Bắc), Khôn (Tây Nam), Cấn (Đông Bắc), Đoài (Tây). Những người thuộc Đông tứ mệnh (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) thì đặt bếp ngược lại với người thuộc Tây tứ mệnh.
Trường hợp bếp đặt vào cung tốt thì cũng không nên lo lắng, bởi có quan điểm cho rằng, thực phẩm được nấu nướng trên bếp, nếu nơi đó không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cả nhà, nhất là khi bếp được hướng tốt. Đặc biệt, theo Dương trạch tam yếu, vị trí bếp dù không đặt theo nguyên tắc trên, nhưng hợp với cửa chính, thì vẫn tốt. Ví dụ, người thuộc Đông tứ mệnh đặt bếp tại phương Bắc (Khảm) là xấu, nhưng cửa nhà Đông Nam (Tốn) thì đây lại là sự kết hợp tốt. Bởi lẽ, Khảm là thuỷ, Tốn là mộc, là thuỷ sinh mộc.
Các kiểu kết hợp bếp - cửa nhà tốt thường là: mộc - hoả, hoả - thổ, thổ - kim, kim - thuỷ, thuỷ - mộc. Cần nhớ, Cấn và Khôn có ngũ hành thuộc thổ; Càn và Đoài hành kim; Khảm hành thuỷ; Chấn và Tốn hành Mộc; Ly hành hỏa.
Vì thế, khi thiết kế bếp, cần theo nguyên tắc “nhất vị, nhị hướng”, “toạ hung, hướng cát”, tức là đặt bếp ở vị trí (cung) xấu, hướng về cung tốt. Ý nghĩa là đốt khí xấu, đón khí tốt (có ý kiến cho rằng, toạ ở đây không phải là vị trí, mà là hướng lưng bếp).
Những người thuộc Tây tứ mệnh (Càn, Khôn, Cấn, Đoài) nên đặt bếp tại cung Khảm (phương Bắc), Ly (Nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam); mặt bếp hướng về Càn (Tây Bắc), Khôn (Tây Nam), Cấn (Đông Bắc), Đoài (Tây). Những người thuộc Đông tứ mệnh (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) thì đặt bếp ngược lại với người thuộc Tây tứ mệnh.
Trường hợp bếp đặt vào cung tốt thì cũng không nên lo lắng, bởi có quan điểm cho rằng, thực phẩm được nấu nướng trên bếp, nếu nơi đó không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cả nhà, nhất là khi bếp được hướng tốt. Đặc biệt, theo Dương trạch tam yếu, vị trí bếp dù không đặt theo nguyên tắc trên, nhưng hợp với cửa chính, thì vẫn tốt. Ví dụ, người thuộc Đông tứ mệnh đặt bếp tại phương Bắc (Khảm) là xấu, nhưng cửa nhà Đông Nam (Tốn) thì đây lại là sự kết hợp tốt. Bởi lẽ, Khảm là thuỷ, Tốn là mộc, là thuỷ sinh mộc.
Các kiểu kết hợp bếp - cửa nhà tốt thường là: mộc - hoả, hoả - thổ, thổ - kim, kim - thuỷ, thuỷ - mộc. Cần nhớ, Cấn và Khôn có ngũ hành thuộc thổ; Càn và Đoài hành kim; Khảm hành thuỷ; Chấn và Tốn hành Mộc; Ly hành hỏa.